
An Gian Thờ Loại Nhỏ Gỗ Gõ Đỏ
Lái xe ôtô an toàn - Kinh nghiệm hạ đèo lúc mù sương
Lái xe ôtô an toàn - Kinh nghiệm hạ đèo lúc mù sương, 83, Minh Thiện, Mua Bán Xe Nhanh
, 15/06/2016 17:29:04Thông thường, việc hạ đèo trong thời tiết mù sương gần như là không thể tránh khỏi, cho dù người lái khởi hành từ sáng sớm hay xế chiều. Đặc biệt là với các vùng núi cao, không khí ẩm ướt quanh năm thì sương càng dày, đường càng khó nhìn, nếu đi về trong lúc xế muộn thì việc quan sát có xe qua đường càng nguy hiểm. Vậy phải làm như thế nào để quá trình hạ đèo được an toàn và thoải mái nhất cho cả hành khách lẫn người lái?
Một số tài xế xe giàu kinh nghiệm sử dụng ô tô, việc đi đường đèo núi đòi hỏi sự tập trung và một số kĩ năng. Cụ thể, theo các chuyên gia này, khi đi đường đèo nên chỉnh ghế ngồi cao hơn một chút để dễ quan sát, việc thắt dây an toàn là bắt buộc để đi qua cua không bị lắc. Khi vào cua cần giảm tốc độ, chân rà thăngs để sẵn sàng phanh khi gặp xe đi ngược chiều. Đường càng nhiều cua người lái càng cần tập trung cao độ.
Đối với người lái xe khách, công việc không chỉ là đảm bảo an toàn cho hành khách mà còn phải làm sao để qua nhiều khúc cua mà xe không bị lắc quá mạnh, để hành khách không bị say xe. Để làm được như vậy, tài xế cần cắt cua tài tình. Nếu đi qua đèo cua mà không biết cắt cua đúng chỗ, thì không những xe bị lắc mà còn có thể trượt xuống rãnh thoát nước, đặc biệt với các trường hợp cua trái.
Cách cắt cua hợp lí nhất là mở rộng vòng cua, dĩ nhiên là phải đi đúng phần đường. Nếu quan sát không có xe đi ngược chiều thì cắt cua, chiếm đường bên kia 1 chút để xe đỡ lắc. Khi đi xe đường đèo dốc, cần đi số 2 để giữ tốc độ và không gây nguy hiểm.
Đối với các lái xe khởi hành ban đêm, thời điểm sương đã xuống rất dày, tầm nhìn hạ xuống chỉ khoảng 5m thì lái xe càng phải hạn chế tốc độ. Nếu xe gặp sự cố giữa đường, hầu hết kinh nghiệm là bẻ nhánh cây chắn ở phía sau xe để báo hiệu cho các xe khác.
Lúc này, các lái xe đi sau cần chạy chậm, chiếu đèn gần và men theo vạch phân làn ở giữa đường để đi. Có nhiều người thắc mắc rằng vì sao không nên bám theo vách núi, câu trả lời là càng bám vào vách núi càng bị che khuất tầm nhìn, dễ bị lao xuống rãnh thoát nước đọc hai bên đường. Đối với các xe cảm thấy bị hạn chế tầm nhìn quá nhiều do xe phía trước thì có thể tiến hành vượt, tuy nhiên phải chú ý chọn đoạn đường rộng, có thể quan sát phía trước và không có chướng ngại vật.
>> Xem thêm: Cho thuê xe
Những loại thuốc uống cần tránh khi lái xe ôtô
Việc sử dụng tuỳ tiện các loại thuốc khi lái xe mà không hiểu rõ về tác dụng phụ của nó khiến nhiều tài xế lâm vào tình trạng nguy hiểm.
Các loại thuốc này có thể là thuốc do bác sĩ kê đơn hoặc thuốc không cần đơn của bác sĩ (OTC). Tuy nhiên, trên vỏ ngoài của từng loại thuốc thường có hướng dẫn sử dụng để giúp người dùng sử dụng đúng và an toàn. Nếu bỏ qua, không đọc những thông tin này, dùng không đúng thì ngay cả thuốc OTC cũng có thể khiến bạn gặp những rủi ro nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến thường gây buồn ngủ ảnh hưởng tới việc lái xe của các tài xế.
1/ Thuốc chống nôn
Các loại thuốc chống nôn, chóng mặt liên quan đến chứng say tàu xe thường gây buồn ngủ, khiến quá trình lái xe trở nên mất an toàn.
2/ Thuốc chống trầm cảm
Loại thuốc này khi sử dụng thường khiến người dùng buồn ngủ, phản ứng chậm.
3/ Thuốc hạ huyết áp
Hầu hết thuốc hạ huyết áp gây cảm giác mệt mỏi, bơ phờ, chậm chạp, suy năng lượng.
4/ Thuốc giảm đau
Nhóm thuốc này chứa một số thành phần giống thuốc phiện để gây cảm giác hưng phấn, giảm đau. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó là buồn ngủ, chóng mặt, mất phương hướng… Nếu bắt buộc phải dùng thuốc giảm đau, bạn nên yêu cầu bác sĩ kê đơn các loại thuốc không gây buồn ngủ.
5/ Thuốc kháng Histamin
Nhóm thuốc này được dùng để điều trị các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi hay đau cổ họng… Trên thị trường, một số thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ho do cảm lạnh thông thường nhưng một số được bán để giảm chứng mất ngủ như diphenhydramine, chlopheniramin... Sử dụng loại thuốc này khi lái xe sẽ khiến bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, không tập trung và phản ứng chậm chạp, từ đó gây nguy hiểm sau tay lái.
6/ Thuốc trị tiêu chảy antidiarrheals
Các loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy, có thể gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến việc lái xe. Tiêu biểu trong số đó là loperamide.
7/ Thuốc chống lo âu và giãn cơ
Loại thuốc này có tác dụng an thần, giãn cơ nhưng tác dụng phụ của nó là suy giảm khả năng phản ứng của con người.
8/ Thuốc kích thích
Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất hiện nay, được dùng dưới nhiều hình thức như caffein, cocain… khiến người dùng tăng tính bốc đồng, gây ảo giác tràn năng lượng, sao nhãng việc lái xe. Đặc biệt nếu kết hợp với rượu chúng có thể gây nguy hiểm chết người.
Nguồn: https://chothuexe.muabannhanh.com/lai-xe-oto-an-toan-kinh-nghiem-ha-deo-luc-mu-suong-115.html
Lái xe ôtô an toàn - Kinh nghiệm hạ đèo lúc mù sương - Mua bán xe nhanh giá rẻ | Kinh nghiệm mua hàng

Bộ Bàn Ghế Âu Á Cuốn Thư Gỗ Mun Đuôi Công Siêu Víp
Các bài viết liên quan đến Lái xe ôtô an toàn - Kinh nghiệm hạ đèo lúc mù sương, Kinh nghiệm mua hàng
- 28/07/2018 Tư vấn đại lý bán xe tải Hyundai HD99 Đô Thành uy tín: mua xe tặng trước bạ 100%, hỗ trợ... 752
- 21/06/2016 Định giá xe ôtô Ford Focus cũ chuẩn xác nhất qua mẹo dưới đây! 1144
- 11/01/2017 Gợi ý chọn quà Tết ý nghĩa cho gia đình và bạn bè 1280
- 26/10/2016 Mẹo bảo quản balo du lịch rẻ đẹp thật kỹ lưỡng 947
- 14/10/2016 Phụ nữ thích được tặng quà gì nhất? 974
- 02/02/2016 Xe hơi ôtô Honda 3648
- 25/04/2016 Kinh nghiệm vàng khi chọn mua xe tải Kia cũ 3464
- 20/02/2016 Đánh giá xe Exciter 150 4164
- 10/06/2016 Mua bán xe đông lạnh Hino 844
- 07/06/2016 Xe Honda 67: Kinh nghiệm nâng đời xe không thể không biết 7989

Bộ bàn ghế giả cổ hoa lá tây gỗ lim